Phân tích Julian Alvarez: Đã nguy hiểm và sẽ còn nguy hiểm hơn nữa trong giai đoạn 2 với Man City ?

Julian Alvarez ra sân

Sau giai đoạn ăn chơi phủ phê hậu chức vô địch World Cup thì chân sút trẻ Julian Alvarez vừa trở lại đại bản doanh của CLB Man City. Trong giai đoạn 1, trước khi EPL buộc phải gián đoạn vì World Cup, thì Alvarez chưa có nhiều cơ hội được ra sân thường xuyên trong đội hình chính của MC, phần vì Haaland quá bay trong vai trò trung phong duy nhất, phần vì Pep muốn cho Alvarez có thêm thời gian để làm quen dần với cường độ của bóng đá Anh.

Tuy vậy thì trong những lần ra sân hiếm hoi từ ghế dự bị, những đóng góp của Julian Alvarez cũng là khá ấn tượng khi đã có 6 bàn trên mọi đấu trường tính đến thời điểm hiện tại. Sau một chiến dịch WC đầy thành công trong màu áo ĐTQG, Alvarez chắc chắn sẽ là một con bài chiến lược, mang đến nhiều phương án thú vị hơn cho chiến lược gia người TBN trong giai đoạn sắp tới.
Cùng lichthidaubongda2025 tìm hiểu chi tiết ngay qua bài viết dưới đây bạn nhé!

1. Pháo 2 nòng Haaland – Julian Alvarez

Trên thực tế thì trong mùa giải năm nay, cũng đã có vài lần Pep sử dụng phương án này trên hàng công của Man City và nó cũng mang lại một số hiệu quả nhất định. Có thể kể đến như trận thắng 6-0 trước Nottingham Forest hồi đầu mùa (Haaland có hattrick còn Julian Alvarez có cú đúp), MC 5-0 Copenhagen (Haaland cú đúp, Julian Alvarez 1 bàn).

>> Xem thêm: ảnh clb real madrid, lich asian cup 2023

Thường thì khi sử dụng cả cặp tiền đạo Haaland, Julian Alvarez, Pep sẽ chuyển từ 4-3-3 thường thấy sang sơ đồ 4-4-2, với 2 Winger thuần túy, cặp tiền vệ trung tâm Gundogan – Rodri và có thể cho chân kiến tạo hàng đầu của mình là De Bruyne được nghỉ ngơi. Trong 2 cái tên này thì Haaland đương nhiên vẫn đóng vai trò đá cắm, trong khi Julian Alvarez sẽ chơi có phần lùi xuống 1 chút, tầm hoạt động rộng, chơi ngay phía sau lưng tiền đạo người Na Uy.

Haaland – Julian Alvarez
Cặp bài trùng Haaland – Julian Alvarez

Tiền đạo người Argentina sẽ mang đến nguồn năng lượng tuyệt vời để chạy thay phần Haaland khi đội nhà gây áp lực hoặc lùi về phòng ngự, nhằm giúp chân sút người Na Uy giữ sức cho những pha bứt tốc quyết định. Julian Alvarez với tầm hoạt động rộng, cũng sẽ thường xuyên lùi về, dạt sang 2 biên để cùng tiền vệ trung tâm và Winger của City Overload 2 hành lang cánh khi tấn công.

Bên cạnh đó, việc có một Julian Alvarez sở hữu tư duy di chuyển thông minh cũng sẽ giúp MC có thêm một điểm chạm nguy hiểm thường trực trong vòng cấm, bên cạnh một Haaland quá khủng khiếp ở phía trên..

2. “Tiền đạo thứ 2” Julian Alvarez nhưng xuất phát từ 2 biên

Để hình dung phương án này một cách dễ dàng nhất, bạn có thể nhìn vào vai trò của Phil Foden trong trận MC thảm sát MU 6-3 hồi đầu mùa. Xuất phát từ cánh phải và đa phần các tình huống “On Ball”, phối hợp đập nhả cùng đồng đội thì Foden cũng vẫn hoạt ở cánh này. Tuy vậy thì trong một vài thời điểm nhất định, khi ở trong trại thái chạy chỗ không bóng “Off Ball”, Foden lại có thiên hướng bất ngờ bó vào trung lộ, chơi như một tiền đạo thứ 2 ngay phía sau lưng Haaland.

Cách di chuyển này sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho các hậu vệ đối phương, vì dường như họ không lường trước được khi nào Foden đá ở biên, khi nào anh sẽ lại chạy tọt vào trung lộ để băng vào vòng cấm.

Phil foden bóng đá
Phil foden tỏa sáng

Với Foden bó trong và sẵn sàng băng vào vòng cấm khi cần, Haaland trong một vài thời điểm sẽ có thể chơi trong vai trò của một Target Man, giật về kéo theo trung vệ đối phương dâng lên, để lộ khoảng trống, từ đó chính Haaland sẽ nhận bóng và chọc khe thả bóng xuống hoặc để Foden di chuyển “Third Man run” nhận đường chọc khe từ các tiền vệ để băng xuống đối mặt. Ở trận đó, Foden có cho mình 1 Hattrick.

>>> XEM THÊM: lichbongdahomnay host

Với Julian Alvarez, anh này cũng hoàn toàn có thể chơi trong vai trò y hệt Foden ở trận Derby thành Man. Thậm chí độ nhạy bén trong các tình huống “Off Ball” của Người Nhện có khi còn tốt hơn sao trẻ người Anh, cùng kỹ năng dứt điểm uy tín.

Julian Alvarez ra sân
Julian Alvarez vào sân và chủ yếu đá ở biên trái

Trên thực tế thì Julian Alvarez cũng đã từng được sử dụng trong vai trò này, nhưng nhiệm vụ chính của anh là hơi khác đôi chút so với Foden ở trận Derby. Đó là khi anh được vào sân trong khoảng 29 phút cuối trận MC thắng Palace 4-2 hồi đầu mùa. Ở trận đấu ấy, Julian Alvarez vào sân và chủ yếu đá ở biên trái. Tuy vậy khi “Off Ball”, anh này là có thiên hướng di chuyển hẳn vào vòng cấm, cùng Haaland và Gundogan tạo thành 3 điểm chạm ở bên trong, nhường hoàn toàn cánh trái lại cho Foden.

Vai trò chính của Alvarez khi băng vào vòng cấm là hút người, tạo khoảng trống cho Haaland. Trong H1, Haaland phải 1 mình chống lại 3 trung vệ bên phía Palace, dẫn đến việc anh hoàn toàn mất hút và tịt ngòi. Với sự góp mặt và tạo khoảng trống của Alvarez và Gundogan ở H2, Haaland có cho mình 1 hattrick.

Việc dùng Julian Alvarez như một “tiền đạo thứ 2” xuất phát từ cánh cũng sẽ giúp Pep vẫn giữ được sơ đồ sở trường 4-3-3 (trên giấy tờ) và dùng luôn cả KDB ở trên sân, hoàn toàn có thể là giải pháp khi Pep muốn dùng cả Alvarez, Haaland và cả De Bruyne trong những trận cầu quan trọng.

3. Kết luận

Với một Julian Alvarez vừa có tư duy di chuyển thông minh, vừa có khả năng dứt điểm khá đa dạng, thì chắc chắn Pep sẽ không để anh làm ấm ghế dự bị quá lâu như trong giai đoạn 1 của mùa giải. Đó là còn chưa kể đến việc khi Haaland hắt hơi sổ mũi, Người Nhện cũng hoàn toàn có thể thay thế Ma Bư trong vai trò của một trung phong duy nhất trên hàng công.

Một quân bài quá đa năng và hữu dụng trong nhiều tình huống. Thật khó tin là cu em này lại được mua cùng với con quái vật Haaland, chỉ trong cùng một mùa hè, với mức giá chỉ 15 triệu bảng Anh.

Trả lời